Website Trường Mầm Non Đại Hòa – Đại Lộc – Quảng Nam

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Thời tiết thất thường là lúc muỗi phát triển sinh sôi nảy nở, cũng là lúc chúng ta dễ mắc sốt xuất huyết, nhất là trẻ em. Điều đáng lo ngại là dịch sốt xuất huyết xuất hiện trái mùa, xuất hiện quanh năm khiến cho dịch bệnh vẫn còn hoành hành khắp nơi.
Vậy chúng ta phải làm thế nào để nhận biết và hiểu rõ về bệnh sốt xuất huyết để có biện pháp và cách phòng tránh kịp thời
***NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH, CÁCH LÂY TRUYỀN :
– Bệnh SXH do virus Dengue gây nên. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành qua loài muỗi có tên là Aedes aegypti thường được gọi là muỗi vằn. Đặc biệt, muỗi vằn là loại trung gian gây nhiễm cao, thường sinh sống nơi có bùn lầy và những vùng nước động lại xung quanh khu vực nhà dân, nơi ẩm thấp, tối tăm trong gia đình.
– Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà. Muỗi vằn hoạt động hút máu và ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
Sốt xuất huyết có những biến chứng chết người tiềm tàng. Nó có thể gây:
– Sốt cao, hiện tượng chảy máu, thường có gan to.
– Trong những trường hợp nặng có thể gây suy tuần hoàn.
***BIỂU HIỆN CỦA BỆNH:
– Sốt cao đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức các khớp. Có ban đỏ, xuất huyết da, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…
***CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Không để trẻ em chơi quanh những địa điểm có chứa nhiều muỗi như nơi có môi trường ẩm ướt, ao tù, nước đọng
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
– Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch bệnh
*** Theo dõi và đưa trẻ tới bệnh viện khi thấy các dấu hiệu trở nặng bất ngờ sau:
+ Trẻ mệt nhiều hơn, li bì hoặc vật vã
+ Tay chân lạnh, đau bụng nhiều hơn, ói nhiều lần, da đổi màu bầm, môi tím lại.
Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Nhà trường kêu gọi tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu: “ Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”.
Nguồn: Y TẾ DỰ PHÒNG
Hình ảnh minh họa:
cach-de-phan-biet-muoi-gay-sot-xuat-huyet-2

xuat-huyet-duoi-da-la-dau-hieu-tre-bi-sot-xuat-huyet-1536568222-213-width640height480_schema_article

trieuchungsotxuathuyetgrande_202009068115

20200324_144419_481371_unnamed_2.max-1800x1800

24310604044466475354203653412162175662118530n-16326689822741418991515

benh-sot-xuat-huyet-o-tre-em-1-16516844542491461865716

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !