Website Trường Mầm Non Đại Hòa – Đại Lộc – Quảng Nam

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC -HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC- ĐỀ TÀI : BÉ LÀM QUEN VỚI TRÒ CHƠI DÂN GIAN HÔ BÀI CHÒI- ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI- GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HỒNG CHÂU

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI : BÉ LÀM QUEN VỚI TRÒ CHƠI DÂN GIAN HÔ BÀI CHÒI
ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HỒNG CHÂU

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
– Trẻ biết tên gọi, ý nghĩa Bài Chòi và đọc cùng cô một số lời của Bài Chòi.
– Trẻ đọc to, rõ ràng theo vần điệu, bước đầu biết sử dụng các dụng cụ vào trò chơi Bài Chòi.
– Trẻ yêu thích khi chơi Bài Chòi; hứng thú, tự tin tham gia hoạt động cùng bạn.
II. CHUẨN BỊ
– Trang phục, môi trường dân gian
– Các thẻ bài, cờ, nhạc đệm, trống, phách…
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động mở đầu
– Cô giáo đóng vai là chị Hiệu và hô:
+ Trống kia đã đổ (hồi trống)
+ Cờ nọ đã phát xong (hồi trống)
+ Hiệu! (dạ!) Giữ bài tỳ đó nghe (dạ!)
+ Trẻ cầm cờ chạy vào
– Cô thể hiện một đoạn hô bài Chòi.
– Cô và các con vừa thể hiện một đoạn mở đầu của trò chơi dân gian nào?
2. Hoạt động nhận thức
a) Hoạt động 1: Trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của Bài chòi.
– Các con có biết Bài Chòi là gì ?
Bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, là một nét văn hoá độc đáo của các tỉnh Trung Bộ đã được UNESCO công nhận. Bài chòi còn là niềm tự hào của người dân Quảng Nam, Đà Nẵng của chúng ta, đặc biệt là Phố cổ Hội An là nơi diễn ra trò chơi Bài chòi này trong các dịp lễ hội, các đêm rằm và các dịp lễ lớn đặc biệt.
+ Để tổ chức chơi Bài Chòi thì cần những dụng cụ gì? ( thẻ bài, trống, cờ, trang phục…)
– Trong hội Bài Chòi có rất nhiều thẻ bài, nhưng hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau làm quen 5 loại thẻ bài thôi nhé.
– Cô giới thiệu tên các thẻ bài cho trẻ biết (Thẻ Nhất Trò, Nhị Bí, Ba Gà, Tứ Tượng, Ngũ Giày)
+ Trên mỗi thẻ bài có hình ảnh gì?
b) Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc các câu hô Bài Chòi ứng với thẻ bài
– Cô đọc các câu hô Bài Chòi tương ứng với 5 thẻ bài (2 lần)
* Thẻ NHẤT TRÒ ( 01 hình học trò)
“ Hai tay bưng dĩa bánh bò
Giấu cha giấu mẹ dẫn trò đi thi”
* Thẻ NHỊ BÍ (2 quả bí)
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
* Thẻ BA GÀ (3 con gà)
“ Khôn ngoan đối đáp người ngoài”
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
* Thẻ TỨ TƯỢNG (4 con voi)
“Voi con nó ở Bản Đôn
Giúp dân kéo gỗ đem xuôi đồng bằng “
* Thẻ NGŨ GIÀY (5 chiếc giày)
“ Em đi ra đồng chân mang dép bố”
Em đi dạo phố thì chân em mang giày”
– Trẻ cùng cô đọc câu hô của Bài Chòi tương ứng với mỗi thẻ bài (2 lần).
– Cô cho trẻ luyện tập theo nhiều hình thức (tập thể, nhóm, cá nhân).
– Cô cho trẻ đọc kết hợp gõ đệm.
– Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
c) Hoạt động 3: Trẻ chơi Bài chòi
* Cách chơi: Mỗi trẻ nhận 01 thẻ bài. Sau khi câu hô mở đầu, cô bắt đầu đưa tay rút một thẻ bài trong ống tre và hô các câu hô Bài Chòi có liên quan đến những thẻ bài đó, sau đó xướng tên và giơ thẻ bài lên. Trẻ nào có thẻ bài trùng với thẻ bài của cô thì sẽ được nhận một lá cờ vàng nhỏ.
* Luật chơi: Trẻ nào có đủ 2 lá cờ vàng nhanh nhất sẽ thắng cuộc (nhận cờ đỏ và quà).
– Kết trò chơi chị Hiệu sẽ hô:
+Cờ kia đã tới
+Trống nọ đã giục xong
+ Hiệu đâu?(dạ!)
+ Hãy mang quà trao cho các bạn trúng thưởng đó nghe (dạ!).
– Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, (cô mời trẻ lên làm người hô Bài Chòi cùng cô).
3. Hoạt động kết thúc
– Trẻ dọn dẹp đồ dùng cùng cô.

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !