Website Trường Mầm Non Đại Hòa – Đại Lộc – Quảng Nam

HOẠT ĐÔNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC – LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC- ĐỀ TÀI: NƯỚC THẬT ĐÁNG QUÝ- ĐỘ TUỔI: 4-5 TUỔI- GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ DIỆU

I. Mục đích yêu cầu:
* KIẾN THỨC: Trẻ biết ích lợi của nước đối với sự sống. Trẻ biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, tác hại của nước bẩn đối với đời sống con người và cách bảo vệ nguồn nước.
* KỸ NĂNG: Rèn cho trẻ kỹ năng bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước đúng cách. Phát triển khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định, khả năng trao đổi, thảo luận theo nhóm.
*GIÁO DỤC: Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước đúng mục đích. Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng bạn.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
– Mô hình bồn rửa tay di động.
– Mô hình máng nước sối, theo chiều.
– Mô hình vườn rau.
– Mô hình bãi biển.
– Videocách bảo vệ và sử dụng nước đúng cách.
* Đồ dùng của trẻ:
– Video lợi ích của nước đối với sinh hoạt hàng ngày.
– Các nguyên vật liệu có sẵn.
– Tranh nền bằng chiếu cói, phom.
– Bình tưới cây
– Ô bật có số.

III. Tiến hành hoạt động:
* HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
– Cho trẻ đi tắm biển trên nền nhạc sôi động
– Tạo tình huống cho trẻ uống nước suối.
* HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
* Hoạt động 1: Tầm quan trọng và lợi ích của nước.
– Giả sử trong cuộc sống của chúng ta nếu không có nước thì điều gì sẽ xảy ra?
– Gợi ý cho trẻ nói lên được tầm quan trọng và lợi ích của nước.
– Như vậy nước rất quý, cần thiết cho đời sống của con người, nếu thiếu nước con người, cây cối và các loài động vật, thực vật sẽ không sống được, đất đai khô cằn, hạn hán kéo dài.
* Hoạt động 2: Trò chuyện với trẻ về cách sử dụng nước.
Xem video về cách sử dụng nước
– Gợi ý hỏi trẻ về đoạn video vừa xem.
+ Nước được sử dụng khi nào?
+ Những hành vi nào được gọi là lãng phí nước khi sử dụng?
+ Chúng ta nên sử dụng nước như thế nào để khỏi bị lãng phí?
* Hoạt động 3: Trò chơi trải nghiệm.
“Càng nhanh càng tốt”
– Chia trẻ thành 3 nhóm
+ Nhóm chơi với nước.
+ Nhóm chơi tưới cây.
+ Nhóm chơi rửa tay trong bồn di động.
– Đọc vè: Nước ơi.
– Giáo dục trẻ: Nước rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải biết sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ các nguồn nước sạch sẽ, không bị ô nhiễm.
– Không biết khi các nguồn nước bị ô nhiễm, thì hiện tượng gì sẽ sẩy ra?
Thí nghiệm:
– Cô đưa ra 2 bể nuôi cá bẩn và sạch, cho trẻ quan sát và đưa ra nhận xét
+ Tại sao con cá lại chết? vì sao con biết đó là nước bị ô nhiễm?
+ Tại sao con cá vẫn sống? vì sao con biết đó là nước sạch?
– Cho trẻ tự nói lên suy nghĩ của mình khi quan sát về thí nghiệm.
– Nếu con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm thì sẽ như thế nào?
– Để bảo vệ các nguồn nước luôn sạch sẽ, không bị ô nhiễm thì mình sẽ làm gì?
* Hoạt động 4: Luyện tập
Trò chơi Nhảy ô số.
– TC: Tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
+ Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm thực hiện với nguyên vật liệu thiên nhiên. Với nội dung: “ Hãy chung tay bảo vệ môi trường, Giữ gìn nguồn nước sạch, sử dụng tiết kiệm nước.”
– Từng nhóm sẽ nói lên nội dung bức tranh của nhóm mình.
3. Kết thúc:
– Hát: Trái đất này là của chúng mình.

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.