Website Trường Mầm Non Đại Hòa – Đại Lộc – Quảng Nam

Hoạt động Khám phá khoa học – Đề tài: Sự kì diệu của nam châm – Lứa tuổi: 5-6 tuổi – Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Châu

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

Lĩnh vực : Phát triển nhận thức
Hoạt động : Khám phá khoa học
Đề tài : Sự kì diệu của nam châm

I. Mục đích yêu cầu:
– Trẻ biết được tên gọi và đặc điểm của nam châm: Có thể hút các đồ vật được làm từ sắt, không hút được các đồ vật không làm từ sắt. Nam châm có 2 cực. Biết một số ứng dụng của nam châm trong cuộc sống.
– Luyện kỹ năng quan sát, phát triển khả năng tưa duy và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
– Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia vào hoạt động khám phá khoa học.
II. Chuẩn bị:
– Mỗi trẻ 1 viên nam châm; một số đồ dùng, đồ vật làm từ các chất liệu khác nhau, 1 ly thuỷ tinh, chai, đũa.
– Một số hình ảnh ứng dụng của nam châm, 2 thanh nam châm to cho cô.
– Nhạc bài hát: “Mẹ ơi tại sao”, nhạc chơi trò chơi.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
– Cô và trẻ cùng hát bài hát “Mẹ ơi tại sao”
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát em bé đã hỏi mẹ những gì?
+ Đó là những câu hỏi tò mò của em bé về thế giới diệu kì xung quanh chúng ta.
+ Hôm nay cô cũng mang đến cho lớp mình một điều kì diệu, các con ngồi lại gần cô để xem đó là gì nhé.
2. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Điều thú vị của nam châm:
– Tình huống 1:
+ Cô thả 1 chiếc kẹp tóc vào ly đựng nước.
+ Bạn nào có cách gì giúp cô lấy được chiếc kẹp tóc ra không?
– Tình huống 2:
+ Cô thả chiếc kẹp tóc vào trong chai đựng nước.
+ Bạn nào có cách gì giúp cô lấy được chiếc kẹp tóc ra không?
+ Các bạn có lấy ra được không? Vì chiếc kẹp tóc trong chai nước nhỏ nên chúng ta không thể dùng tay hay muỗng hay đũa để gắp chiếc kẹp ra được.
+ Bây giờ các con chú ý xem cô sẽ lấy chiếc kẹp ra bằng cách nào nhé.
+ Cô đã lấy được chiếc kẹp tóc ra khỏi chai là nhờ đồ vật này. Các con có biết đây là gì không?
+ Đây là nam châm các con ạ.
– Tình huống 3:
+ Cô mời một bạn lên thả một sô đồ vật vào bình ( 1 vật bằng sắt, một vật bằng nhựa, một vật bằng innox ). Cho trẻ phán đoán xem nam châm có thể hút được những vật gì, không hút được vật gì?
* Hoạt động 2: Trẻ khám phá điều thú vị của nam châm.
– Cô chia trẻ về 4 nhóm ( Ở mỗi nhóm, cô chuẩn bị 1 rổ đồ vật được làm từ các chất liệu khác nhau,2 cái rổ màu đỏ và màu xanh, mỗi bạn 1 thanh nam châm)
+ Cô đến từng nhóm và đặt câu hỏi:
+) Nam châm hút được vật gì?
+) nam châm không hút được vật gì?
=> Cô tổng kết: Như vậy nam châm chỉ hút những đồ vật được làm bằng sắt, Còn những đồ vật được làm từ những nguyên vật liệu khác như: giấy,nhựa, gỗ, xốp…thì nam châm không hút được.
– Cô cho 2 bạn ngồi cạnh quay mặt vào nhau, dùng nam châm của mình hút với nam châm của bạn.
+ Các con thấy nam châm của mình có hút được nam châm của bạn không?
=> Cô tổng kết: Vì nam châm có 2 cực là cực đó là cực Nam và cực Bắc. Nếu chúng ta để 2 cực giống nhau lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau. Nếu chúng ta để 2 cực khác nhau lại gần nhau thì chúng sẽ hút nhau.
* Ứng dụng của nam châm trong cuộc sống:
– Qua thí nghiệm vừa rồi, chúng ta thấy được nhiều điều thú vị ở nam châm. Ngoài ra, nam châm còn có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống của con người nữa đấy.
– Cô mở cho trẻ xem ứng dụng của nam châm trên máy tính.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh hơn
– Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội. Sau khi có hiệu lệnh, bạn đầu hàng chạy lên chọn những đồ vật nam châm hút được gắn lên viên nam châm của đội mình rồi chạy về đập vào tay bạn tiếp theo và đi về đứng cuối hàng. Bạn tiếp theo tiếp tục lượt chơi.
– Luật chơi: Kết thúc 1 bản nhạc, đội nào chọn đúng và nhiều đồ dùng hơn đội đó sẽ thắng cuộc.
3. Kết thúc hoạt động:
Cô và trẻ đọc bài vè nam châm:
Ve vẻ vè ve
Nghe vè tôi đố
Nam châm có thể
Hút được những gì?
Giấy nhựa đồng chì
Nam châm không hút
Lò xo ngòi bút
Tôi hút được ngay
Bạn cười vỗ tay
Nam châm hút sắt.
– Cô tuyên dương trẻ và phát cho mỗi bạn 1 viên nam châm , cho trẻ đi xung quanh lớp khám phá xem nam châm có thể hút được những vật gì.

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.