Hoạt động: Giáo dục âm nhạc- Chủ đề: Thế giới động vật- Đề tài: Dạy vận động bài hát” Chú thỏ con”- Lứa tuổi 4-5 tuổi- Giáo viên: Nguyễn Thị Bi
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHỮNG CON VẬT TRONG RỪNG
HOẠT ĐỘNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: CHÚ THỎ CON (Dạy vận động)
Độ tuổi: 4 – 5 tuổi
1. Mục đích yêu cầu:
a) Kiến thức :
– Trẻ biết kết hợp hát và vận động minh họa phù hợp theo lời bài hát “Chú thỏ con”, thể hiện sự hồn nhiên vui tươi.
– Trẻ biết tên bài hát nghe, cảm nhận được nội dung bài hát nghe “Con chim hay hót”
b) Kỹ năng :
– Rèn kỹ năng hát kết hợp vận động theo nội dung bài hát.
– Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc, kỹ năng chú ý, quan sát
c) Thái độ :
– Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sống của thỏ và các con vật
– Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc.
2. Chuẩn bị:
– Bài giảng điện tử
– Nhạc không lời bài hát “Chú thỏ con”, nhạc “Con chim hay hót”.
– Mô hình khu rừng âm nhạc.
– Trang phục, mũ múa cho trẻ.
3. Tiến hành hoạt động:
a) Hoạt động mở đầu :
– Chào mừng các con đến với lễ hội Khu rừng âm nhạc.
– Để tham gia lễ hội các con hãy chọn cho mình một chiếc mũ thật dễ thương đi nào.
– Cô và trẻ vận động theo nhạc tạo hứng thú.
b) Hoạt động nhận thức:
– Các con lắng nghe đây là giai điệu bài hát gì? (Trẻ nghe giai điệu và đoán tên bài hát)
– Bài hát Chú thỏ con của tác giả nào?
– Cô mời cả lớp thể hiện lại bài hát nào!(2 lần)
– Bài hát chú thỏ con thật là hay với hình ảnh chú thỏ với đôi tai dài thật là đễ thương. Hôm nay cô sẽ cho các con vận động minh họa bài hát Chú thỏ con.
– Cô mời bạn nào lên vận động theo ý tưởng của mình cho cô và các bạn cùng xem. (Mời 2 trẻ)
– Các bạn có những động tác múa rất là đẹp, từ những động tác của các bạn cô cũng có những động tác múa thật là dễ thương để minh họa cho bài hát này, các con cùng xem cô thể hiện nhé!
– Cô múa mẫu lần 1
– Để vận động bài hát chú thỏ con thật đẹp, cô mời các con chú ý cô phân tích động tác.
Câu 1: Chú thỏ con ơi chú thỏ con, có bộ lông lông trắng như bông
+ Một tay chống hông, còn tay kia các đưa sang một bên kết hợp với chân nhịp theo điệu nhạc, sau đó các con đổi tay và chân, tiếp tục các con vòng tay về trước ngực nhịp theo giai điệu bài hát.
Câu 2: Mắt của chú, đôi mắt của chú màu hồng nhạt như là viên kẹo
+ Các con đưa lần lượt từng tay lên mắt và lắc lư theo điệu nhạc bài hát.
Câu 3: Đôi tai chú, dài thẳng đứng, trông thật đẹp í trông thật xinh
+ Đặt hai tay lên đầu,nghiêng đầu sang hai bên, người nhún theo nhịp bài hát.
Câu 4: Còn cái đuôi chú đang ngoe ngoảy, ôi dễ thương này chú thỏ con
+ Hai tay các con đưa ra phía sau, lắc mông kết hợp đi xoay tròn , tiếp tục các con đưa hai tay vòng về trước ngực và sau đó các con đưa vòng ra phía trước, người lắc lư theo giai điệu bài hát.
– Cô dạy trẻ vận động từng câu, chú ý sữa sai cho trẻ.
– Cho lớp vận động 2 lần
– Chuyển đội hình vòng tròn, cho đội nam và đội nữ thể hiện vận động minh hoạ bài hát Chú thỏ con.
– Chia trẻ thành hai đội thi đua vận động minh họa bài hát chú thỏ con.
– Những chú thỏ hồng và thỏ nâu thât dễ thương, các con cùng chơi trò chơi với cô. ( Chơi Con thỏ chuyển đội hình về trước mô hình khu rừng âm nhạc)
+ Trò chơi nhắc đến con gì?
+ Thỏ là động vật sống ở đâu?
– Để bảo vệ môi trường sống cho thỏ, thì chúng ta không được chặt phá rừng.
– Cô mời nhóm, cá nhân hát và minh họa theo lời bài hát Chú thỏ con
*Hát nghe: “Con chim hay hót”
– Chim là con vật gần gũi và đem đến cho chúng ta những tiếng hót thât vui tai, để ca ngợi vẻ đẹp của loài chim, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã gửi gắm qua bài hát “Con chim hay hót” các con lắng nghe cô thể hiện.
– Lần 1: Cô hát diễn cảm
Giảng nội dung: Có một chú chim nhỏ hay hót nhảy nhót khắp mọi nơi như những em nhỏ hồn nhiên yêu đời yêu ca hát.
– Lần 2 : Cô hát kết hợp điệu bộ
– Lần 3: Mở nhạc mời cả lớp biểu diễn bài múa “Con chim hay hót”
c) Hoạt động kết thúc
– Cho trẻ hát và vận động lại bài hát Chú thỏ con.
************************