CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT- HOẠT ĐỘNG:LÀM QUEN VĂN HỌC – ĐỀ TÀI: CHUYỆN “ CHÚ MÈO CON ” -ĐỘ TUỔI:3 – 4 TUỔI – GIÁO VIÊN:NGUYỄN THỊ HẢI
KẾ HOACH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: CHUYỆN “ CHÚ MÈO CON ”
ĐỘ TUỔI: 3 – 4 TUỔI
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HẢI
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
Trẻ nhớ tên chuyện, hieur nội dung câu chuyện, biết nhớ tên các nhân vật trong câu chuyện.
2 . Kỹ năng:
– Trẻ biết phát âm chính xác, phát triển vốn từ cho trẻ.
– Trẻ nói to, rõ.
3 Giáo dục :
– Thông qua câu chuyện rèn kỹ năng sống, giáo dục thói quen tốt cho trẻ. Biết ơn
– Kết hợp với bạn để cùng học cùng chơi.
II. Chuẩn bị
+ Slide minh họa câu chuyện “Chú mèo con ”
+ Mô hình kể chuyện
+ Rối kể chuyện
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động mở đầu:
– Xin chào các bé, cô tiên nghe lớp mình học rất giỏi nên hôm nay cô tiên đã mang đến lớp mình một sân chơi đó là sân chơi “ Vườn Cổ Tích”
– Trong sân chơi vườn cổ tích có một ô cửa bí mật, bây giờ cô tiên mời các bé khám phá ô cửa bí mất này nhé !
– Úm Ba La mở ra ô cửa….
– Trong ô cửa có một chú mèo, cô và trẻ cùng trò chuyện với chú mèo.
– Vừa rồi cô tiên và các con cùng trò chuyện với chú mèo thật là vui phải không?
– Các con ạ! Có một chú mèo con mãi lang lang trên đường vừa đói, vừa mệt, vì quên đi tiếng kêu đặc trưng của mình. Không biết rồi Mèo ta có nhớ lại tiếng kêu của mình không các mời con hãy lắng nghe câu chuyện “Chú Mèo con”.
2. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Cô giới thiệu câu chuyện, kể và đàm thoại cùng trẻ.
– Cô kể lần 1 : Bằng giọng diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ: Mèo con bị bỏ đói vì cô chủ quên không cho ăn ….” Đó là câu chuyện “ Chú mèo con ”
+ Câu chuyên cô vừa kể có hay không? Câu chuyện rất hay nhưng chưa có tên, các con hãy đặt tên cho câu chuyện là gì? ( Trẻ trả lời theo ý trẻ)
+ Các con đặt tên cho câu chuyện rất hay. Cúng mình thống nhất đặt tên cho câu chuyện là gì? ( Chú mèo con)
+ Câu chuyện Chú mèo con có nội dung rất hay phải không nào. Bây giờ cô Tiên mời các con hướng mắt về sân khấu xem vỡ kịch rối: Chú mèo con. Vỡ kịch xin được phép bắt đầu.
– Cô kể lần 2: Xem kịch rối chuyện “ Chú mèo con”
+ Những con vật trong chuyện rất ngộ nghĩnh và đáng yêu, các con có thích xem các con vật này không?
– Cô kể lần 3: Bằng mô hình rối “ Câu chuyện : Chú mèo con”
– Kể trích dẫn, đàm thoại:
+ Mèo con bị bỏ đói vì cô chủ quên không cho ăn, mèo con ra sân nằm khóc thì gặp ai nào?
+ Bác lợn có bày cho mèo kêu không? Bác lợn bày kêu như thế nào?
+ Vậy mèo con còn gặp ai nữa nào? Bạn vịt bày mèo kêu không? Thế vịt bày mèo kêu như thế nào?
+ Mèo con vừa đi tới đống rơm thì mèo con gặp ai nào? Bạn gà có bày mèo kêu không? Bạn gà bày mèo kêu như thế nào? Mèo con có kêu được không ?
+ Mèo buồn và đói mèo lang thang thì gặp ai nữa nào? Bạn cún có bày mèo kêu không? Bạn cún bày như thế nào?
+ Các con ơi ! mèo cũng không thế kêu như bạn cún và mèo đi tiếp, thế mèo gặp ai nữa nào?
+ Bác bò có bày cho mèo kêu không? Bác bò bày mèo kêu như thế nào?
+ Cô ngỗng xấu xí xen vào cũng bày cho mèo kêu nhưng mèo cũng không kêu được.
+ Vậy ai đã làm cho mèo con nhớ ra tiếng kêu của mình nào?Cô Mèo mướp
bày cho mèo như thế nào?
+ Mèo con vui mừng vội vàng về gặp cô chủ mèo kêu như thế nào?( Meo meo)
* Giáo dục: Trong câu chuyện cô Mèo mướp giúp Mèo con tìm ra tiếng kêu, cô Mèo mướp rất ngoan và dễ thương, các con cũng vậy, các bạn trong lớp phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn, nhường nhịn trong khi chơi , ai giúp đỡ mình phải biết cảm ơn nhớ chưa nào?
* Hoạt động 2: Đóng kịch: “Chú mèo con ”
Các con có thích cùng cô Tiên hóa thành các nhân vật trong chuyện không?. Cô Tiên xin mời các con.
IV. Kết thúc:
Múa và hát bài “ Vườn Cổ tích”