Cách phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay – chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh do virut EV71 gây ra, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Để chủ động phòng bệnh cho trẻ, mọi người cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Các dấu hiệu và triệu chứng:
– Phát ban trên tay, phát ban trên bàn chân
2.Các triệu chứng của bệnh TCM bao gồm:
Sốt, nhức đầu, ói mửa, mệt mỏi, khó chịu, đau lan lỗ tai, đau họng, thương tổn đau rát ở răng và miệng, phát ban không ngứa toàn thân, kèm theo đó là nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay và bàn chân, loét miệng, mụn lở và giộp da trên, xuất hiện trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trở nên khó chịu biếng ăn, tiêu chảy.
3. Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh tay chân miệng do một nhóm vius thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là A16, đôi khi do Enteviovirus 71 các vius đường ruột khác.
Theo các chuyên gia, vi rút A16 ít gây biến chứng thần kinh và có thể tự hết trong vài ngày, còn EV71 là loại nguy hiểm dễ gây các biến chứng thần kinh và tim mạch khiến trẻ tử vong.
4. Các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng:
1. Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch.
2. Không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
3. Cho trẻ ăn chín, uống chín. Không ăn chung thìa, bát.
4. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, cloramin B 2% hoặc các chất sát khuẩn thông thường.
5. Người chăm sóc trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
6. Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác. Thu gom xử lý phân của trẻ bằng cờ-lo- ra-min B(choraminB) vôi bột hoặc tro bếp…Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ.
7. Khi thấy trẻ sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Xin kính chúc các bậc phụ huynh, cán bộ, giáo viên, nhân viên lời chúc sức khỏe.