BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh truyền nhiễm, nó thường lây lan rất nhanh. Bệnh phát sinh vào các thời điểm trong năm nhưng mạnh nhất là vào thời gian giao mùa.
1. Nguyên nhân
Do vi khuẩn và vi rút gây ra
2. Đường lây truyền
– Qua chất tiết của mắt(dử mắt)
– Qua đồ dùng chung như khăn mặt, chậu rửa mặt, chăn,màn,gối,..
– Qua nước bị nhiễm khuẩn(nước hồ, nước ao, nước bể bơi)
– Qua người sống chung cùng nhà, học cùng lớp, cùng trường,…
3. Triệu chứng
– Bệnh có cảm giác nóng rát mắt, đau nặng mắt, cộm trong mi, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, đôi khi còn kèm theo nhìn mờ.
– Hai mi mắt sưng,dử dính chặt vào hai mi
– Kết mạc mi sưng đỏ,phù nề
4. Phòng ngừa
– Vệ sinh môi trường xung quanh
– Vệ sinh cá nhân tốt dùng khăn mặt vật dụng riêng
– Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với bụi bẩn
– Nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp với người mắc bệnh
– Rửa mắt bằng dung dịch Nacl 0,9%
Tóm lại bệnh ở thể nhẹ mà chúng ta rửa mắt bằng Nacl 0,9% thì có thể tự khỏi.
Ở trường Mầm Non Đại Hòa các bé được phòng bệnh “Đau Mắt Đỏ” như:
– Được dùng khăn mặt riêng
– Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi chơi, khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Khăn rửa mặt của bé hàng ngày đều phải được giặt sạch bằng xà phòng, phơi ra nắng, hàng tuần phải luộc sôi từ 2 – 3 lần trong tuần.
Vì vậy khi các bé đi ra đường bụi, cát và trời nắng cần có kính bảo vệ mắt nhé và nhớ đừng dụi tay vào mắt.
– Bệnh đau mắt đỏ phải cách ly điều trị ít nhất là 7- 10 ngày trẻ hết hẳn mới đi học lại hạn chế lây lan cho trẻ khác.
Nội dung tuyên truyền phòng chống bệnh đau mắt đỏ cho các bậc phu huynh cùng các cô giáo và các em học sinh hôm nay đến đây là hết.
Xin kính chúc các bậc phu huynh cùng các cô giáo và các em học sinh lời chúc sức khỏe.
Xin chân thành cảm ơn.
Nguồn: Y tế học đường