Website Trường Mầm Non Đại Hòa – Đại Lộc – Quảng Nam

Báo cáo sáng kiến- Đề tài:Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng- Tác giả:Phan Thị Phượng- Giáo viên trường mn Đại Hòa

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Phòng Giáo dục Đào tạo Đại Lộc.
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1 Phan Thị Phượng 29/09/1996 Trường Mầm non Đại Hòa
Giáo viên Đại học 100%
Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Phan Thị Phượng
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng trường Mầm non Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 25 tháng 12 năm 2022
4. Mô tả bản chất của sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng.
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kỷ năng sống cho trẻ nhà trẻ” lần đầu áp dụng với lớp nhà trẻ trường mần non Đại Hòa do tôi chủ nhiệm đã đạt được những kết quả tích cực. Với đề tài trên tôi muốn giúp trẻ có những kỹ năng ban đầu về cuộc sống, có những kinh nghiệm sống, sao cho phù hợp với cuộc sống đang biến đổi không ngừng. Sau thời gian thực hiện, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất thích thú khi trẻ được học về những kỹ năng sống cơ bản qua các hoạt động chơi tập, giờ ăn, hoạt động trò chơi và các kỹ năng tự phục vụ của trẻ. Việc tìm ra các biện pháp phù hợp giúp cho trẻ tiếp thu tốt hơn, trẻ có nề nếp hơn và mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động.
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (Phân tích ưu, nhược điểm)
*Ưu điểm:
Giáo viên chú trọng giáo dục trẻ các kỹ năng phù hợp. Ngoài ra, còn lồng ghép rèn luyện các hành vi văn hóa trong ăn uống.
Thông qua các hoạt động chơi tập giáo viên giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ, hợp tác, giao tiếp với mọi người xung quanh, cô giáo, bạn bè.
Ở hoạt động góc, trẻ được đóng các vai, thông qua mỗi vai chơi trẻ thể hiện tính cách của vai chơi đó. Trong quá trình chơi, trẻ được giao tiếp với nhau và qua sự giao lưu giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ giáo viên có điều kiện rèn luyện, sửa sai những lời nói chưa hay, những hành vi chưa đẹp. Giáo viên nhắc nhở trẻ khi nói với bạn phải nói nhỏ nhẹ, ân cần đối với người lớn tuổi phải lễ phép, ngoan ngoãn không tranh dành đồ chơi; khi nhận được sự giúp đỡ phải biết cảm ơn, khi làm sai một việc gì hoặc có lỗi thì phải xin lỗi…
Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài trời, dạo chơi tham quan, lao động tưới hoa, nhặt lá vàng trong sân. Qua các hoạt động này sẽ giúp cho trẻ được hoạt động trong môi trường tập thể, tham gia lao động, làm những việc vừa sức. Qua những việc này giáo dục trẻ biết yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, biết bảo vệ cái đẹp xung quanh mình.
Thông qua những câu chuyện, những tình huống trên thực tế giáo viên giáo dục trẻ một số các kĩ năng khi giao tiếp và tiếp xúc với mọi người.
Giáo viên đưa ra những tình huống cụ thể để dạy trẻ như: “ Khi đến lớp gặp cô con phải làm gì ? Khi ra về con phải làm gì? Con vứt rác ở đâu? Vì sao?… Giáo viên cho trẻ tự tìm cách trả lời và giáo viên là nười hướng trẻ giải quyết đúng tình huống để đạt được những mục đích mong muốn.
*Nhược điểm:
Bản thân chưa nắm kĩ những kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trẻ mầm non Chưa chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động chơi tâp, hoạt động vui chơi, mọi lúc mọi nơi
Trẻ từ 24 – 36 tháng, trẻ còn nhỏ, khả năng nói phát âm của trẻ còn kém, thời gian chăm sóc trẻ nhiều.
Ở nhiều gia đình trẻ được nuông chiều con khiến cho trẻ không có kỹ năng tự phục vụ.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ từ 24-36 tháng tuổi còn mới mẻ và khó khăn.
4.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết:
Sau khi nắm được tình hình của lớp bản thân đã đề ra một số nội dung để cải tiến, khắc phục nhược điểm trên.
Giáo viên chủ nhiệm lớp phải nghiên cứu tài liệu để nắm rõ các nội dung về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ, đồng thời giáo viên phải thường xuyên lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động chơi tập, hoạt động vui chơi, mọi lúc mọi nơi để giáo dục trẻ.
Do tại địa phương là vùng nông thôn nên đa số trẻ cós điều kiện gia đình còn khó khăn nên sự quan tâm đến con em còn hạn chế, phụ huynh chỉ biết phối hợp với cô giáo về chương trình học của con và chăm sóc cho con thế nào cho tốt chứ phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bé.
Trong các cuộc họp phụ huynh bản thân tuyên truyền nội dung giáo dục kỹ năng sống, vận động phụ huynh cùng phối hợp giáo dục trẻ.
4.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:
Về điều kiện, phương tiện:
Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, trang trí lớp có nội dung cần giáo dục trẻ.
Tham mưu nhà trường cung cấp tài liệu về nội dung giáo dục kỹ năng sống để bản thân tham khảo, nghiên cứu.
Bản thân phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh để thực hiện tốt các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp (nhằm để giải quyết các vấn đề đã nêu trên)
*Biện pháp 1: Giáo viên xác định các loại kỹ năng sống phù hợp độ tuổi cần giáo dục trẻ.
Đối với tâm sinh lý trẻ em 24 – 36 tháng tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào hoạt động học có chủ đích. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học là những kỹ năng sống như: Khả năng tự phục vụ, biết cất đồ đúng nơi quy định, kĩ năng giao tiếp, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng hợp tác. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ .
+ Kỹ năng Tự phục vụ – Biết cất dép đúng nơi quy định: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là kĩ năng tự phục vụ bản thân. Nghĩa là giúp trẻ Tự phục vụ – Biết cất dép đúng nơi quy định trẻ sẽ chỉ tủ của trẻ để cô giúp đỡ. Biết bê ghế về tổ, về bàn. Biết nhặt cơm rơi vãi vào khay. Đa số trẻ biết tự súc cơm ăn. Biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Biết lấy khăn, cốc để dùng.
+ Kỹ năng Giao tiếp : Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, làm toán và khám phá sự vât hiện tượng xung quanh. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ.
Bước đầu biết cách xưng hô chào hỏi cùng cô và một số trẻ tự
xưng hô tốt với người khác khi không có cô giúp đỡ : Biết lắng nghe cô nói và trả lời câu hỏi của cô khi được hỏi. Trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với mọi người.
+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi: Trẻ tò mò ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung quanh. Trẻ nhận biết được tên, tuổi của mình, người thân và địa chỉ gia đình, biết được tên những người xung quanh khi được hỏi đến. Giáo viên cần sử dụng nhiều ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Qua nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn cho trẻ
+ Kỹ năng hợp tác: Giáo viên cần dạy trẻ biết hợp tác với các bạn và mọi người, Trẻ biết kết hợp với bạn khi chơi. Trẻ biết đoàn kết với bạn. Trẻ có thái độ cư sử đúng mực với bạn và mọi người xung quanh.
Bên cạnh đó bản thân luôn nghiên cứu đổi mới hình thức giáo dục nhằm khuyến khích sự tích cực của trẻ, cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống.
Tôi thường xuyên tổ chức các họat động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm- kỷ năng xã hội. Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau.
Ngoài ra, ở lớp tôi cần dạy trẻ hành vi văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, thìa … hoặc ngồi ngay ngắn, ăn hết xuất, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
* Biện pháp 2: Khảo sát chất lượng đầu năm đối với trẻ.
Sau khi xác định được các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết và quan trọng cần cung cấp cho trẻ tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để nắm được tình hình của trẻ và có kế hoạch dạy trẻ cho phù hợp.
BẢNG KHẢO SÁT TỈ LỆ TRẺ ĐẦU NĂM
Số trẻ đầu năm: 23 trẻ
Kỹ năng tự phục vụ Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng tự nhận thức Kỹ năng hợp tác
Số trẻ 17/23 18/23 18/23 15/23
Tỉ lệ 74% 78% 78% 69%
Qua bảng khảo sát trên tôi thấy các kỹ năng sống cơ bản của trẻ còn khá thấp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác của trẻ còn hạn chế, kỹ năng giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh còn chưa linh hoạt, chưa nhanh nhẹn, khả năng tự nhận thức của trẻ chưa cao nên tôi luôn băn khoăn làm sao để tỉ lệ các kỹ năng sống đó được nâng cao lên.
Thông qua việc khảo sát trẻ đầu năm giúp cho tôi hiểu được sự thiếu hụt cao về kỹ năng sống của trẻ. Từ những thực tế đó tôi đã lập kế hoạch và đưa ra các hình thức, phương pháp phù hợp để dạy kỹ năng sống cho trẻ lớp tôi.
* Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động vui chơi.
Trong khi tổ chức hoạt động vui chơi trẻ được thực hành trãi nghiệm với nhiều vai chơi khác nhau, phản ảnh được công việc làm của người lớn trong cuộc sống, trẻ mạnh dạn tham gia vào hoạt động, biết thể hiện bản thân mình, có nhóm bạn chơi với nhau. Tôi tiến hành lồng kỹ năng sống vào vui chơi. Thông qua chơi trẻ được giao tiếp với nhau bằng những lời nói nhỏ nhẹ, ân cần, lễ phép, những lời cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay …luôn được thể hiện .Tôi theo dõi lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Trong khi chơi cháu biết đoàn kết và chơi chung với bạn, có trách nhiêm với nhóm chơi của mình, biết mình là một thành viên trong nhóm…
Khi tham gia chơi giúp trẻ hình thành được thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
Ví dụ: Ở góc bé và búp bê: Thông qua cách đóng vai trẻ học được các kỹ năng:
Giao tiếp, ứng sử, biết cách xưng hô, thể hiện tình cảm, biết quan tâm đến mọi người như bế em, ru em ngủ, xúc bột cho búp bê ăn, thay quần áo cho búp bê.
Ví dụ: Ở góc vận động giáo viên tổ chức chơi trò chơi lăn bóng cho bạn, … giúp trẻ có kỹ năng chơi và sống với nhau gắn bó đoàn kết với bạn và mọi ngườ ixung quanh
Qua trò chơi đóng vai, trẻ được thể hiện các vai trong cuộc sống (gia đình, bác sĩ, cô giáo…). Khi đóng vai trẻ được hòa nhập vào xã hội thu nhỏ, biết bản thân mình thể hiện vai gì và có những ứng xử và hành động phù hợp.
Qua hoạt động vui chơi trẻ dần dần được rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chào hỏi mạnh dạn hơn đối với mọi người. Trong một thời gian rèn luyện trẻ lớp tôi kỹ năng chào hỏi lễ phép, giao tiếp lịch sự có phần chuyển biến rất tốt. Ngoài việc giáo dục kỷ năng sống cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai tôi còn giáo dục cho trẻ ở mọi nơi mọi lúc.
*Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống ở mọi lúc mọi nơi.
Trong các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường, trẻ dễ được tiếp cận những gì mà cô giáo, người lớn, bạn bè đã làm. Giờ đón trẻ và trả trẻ tôi ân cần và chuẩn mực trong cách xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ chào thưa lễ phép với cô và bố mẹ trẻ.
Giờ hoạt động ngoài trời, dạo chơi tham quan…tôi đều quan tâm nhắc nhở trẻ luôn có những ý thức và hành động tốt như biết đoàn kết vui chơi cùng bạn, khi làm việc gì sai với bạn với cô thì phải biết xin lỗi, ai cho gì thì nhận bằng hai tay và cảm ơn, biết giữ vệ sinh môi trường, thân thể sạch sẽ …
VD: Khi cho trẻ quan sát vườn hoa tôi thường đặt ra những câu hỏi manh tính gợi mở để cho trẻ suy nghĩ trả lời như:
– Đây là vườn hoa gì?
– Nó có những đặc điểm gì?
– Các con phải làm gì để cho vườn hoa luôn đẹp?
Khi đó trẻ sẽ suy nghĩ để có trẻ trả lời được các câu hỏi của cô, trẻ thảo luận về các câu trả lời với các bạn trong lớp sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác
Ngoài ra khi trẻ tham gia vào hoạt động có chú đích, trẻ có thêm một số kinh nghiệm sống, hình thành những thói quen tốt như: Biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây không ngắt lá bẻ cành cây. Thông qua việc tổ chức các trò chơi vận động và chơi tự do sẽ hình kỹ năng hợp tác ở trẻ như biết chơi cùng bạn, biết nhường nhịn, không chen lẫn xô đẩy khi chơi. Để phát triển kỹ năng này được tốt ở trẻ, tôi thường tạo ra tình huống, yêu cầu, trò chơi mà cần đến sự hợp tác của 2 nhóm bạn để trẻ cùng nhau giải quyết vấn đề.
VD: Cô dạy các cháu bỏ rác vào sọt (thùng rác), không vứt rác bừa bãi, không vứt rác ra sân trường hoặc phía sau cửa sổ .
Giờ ngủ, cháu biết nằm ngủ ngay ngắn, không nói chuyện, không làm ồn ào hoặc chọc phá bạn…Với những trò chơi có luật như: trò chơi vận động, trò chơi dân gian, trẻ có sự hợp tác với nhau trong nhóm chơi, biết phối hợp và đoàn kết chơi với nhau. Qua đó có thể giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ
Giờ hoạt động ngoài trời, dạo chơi tham quan…tôi đều quan tâm nhắc nhở trẻ luôn có những ý thức và hành động tốt như biết đoàn kết vui chơi cùng bạn, khi làm việc gì sai với bạn với cô thì phải biết xin lỗi, ai cho gì thì nhận bằng hai tay và cảm ơn, biết giữ vệ sinh môi trường, thân thể sạch sẽ …
* Biện pháp 5: Giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tạo tình huống cụ thể.
Lứa tuổi nhà trẻ 24 -36 thàng tuổi khả năng nhận thức của trẻ còn có nhiều hạn chế, trẻ dễ nhớ dễ quên và hay hành động theo ý muốn. Vì vậy để dạy những kỹ năng sống cho trẻ chỉ là những bước đầu giúp trẻ các kỹ năng như: Biết về bản thân mình, mạnh dạn tự tin, kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ bản thân, biết hợp tác chơi với các bạn, kỹ năng thích nghi với môi trường,… Để trẻ có được những kỹ năng ở lứa tuổi này, tôi đặc biệt chú trọng trong việc tạo các tình huống cho trẻ tham gia xử lí phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Ví dụ: Lúc đến lớp, tôi hỏi cháu gặp cô phải làm gì?
+ Lúc vui chơi với bạn có dành đồ chơi không?
+ Trước khi ăn phải làm gì?
Nhìn chung trong mọi hoạt động của trẻ tôi đều cần tạo ra những tình huống đê rẻ tự trả lời,
Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giải quyết vấn đề.Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ. Với hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự tư duy, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
*Biện pháp 6: Thường xuyên phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Nhà trường và gia đình là mối liên kết chặt chẽ với nhau, vì thế trước tiên tôi tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của từng trẻ để tìm cách giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình.Chúng ta giáo dục trẻ với phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học” thì việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh là một trong những biện pháp rất cần thiết để giáo dục trẻ. Gia đình giáo dục tốt, trẻ sẽ có điểm xuất phát tốt và nề nếp tốt.
VD: Ở trường cô giáo dạy trẻ biết nhận quà bằng 2 tay, biết cảm ơn khi được nhận quà, biết dạ thưa khi trả lời… nhưng khi về nhà, ba mẹ không quan tâm và không sữa sai cho trẻ. Điều này làm cho trẻ thấy mâu thuẩn và sẽ không có được những hành vi và cách cư xử đúng.
VD: Qua giờ đón trẻ, cô nhắc cháu biết chào ba mẹ khi đi học, cất đồ dùng đúng nơi quy định (Hình 10)
Tôi luôn gặp gỡ trao đổi với phụ huynh hằng ngày trong giờ đón trả trẻ về sự tiến bộ hay những hạn chế của trẻ, để phụ huynh nắm bắt kịp thời và tiếp tục rèn luyện cho trẻ ở nhà. Đối với những trẻ mà giáo viên cần lưu ý hơn đó là trẻ có thể lực yếu, suy dinh dưỡng, trẻ thụ động tôi trao đổi về thực trạng của cháu và cùng với gia đình có biện pháp giúp đỡ cho trẻ tốt hơn.Những cử chỉ và việc làm tốt của trẻ ở trường và ở gia đình tôi thường nêu ra và tuyên dương trẻ đó trước lớp trong giờ nêu gương để trẻ khác cùng học tập.
Cuối tháng, qua sổ liên lạc của trẻ tôi đều ghi rất cụ thể những kỹ năng của trẻ đã làm được để phụ huynh nắm bắt.Qua thời gian rèn luyện trẻ lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt như mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, xưng hô lễ phép thân thiện.
Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trừơng. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và dự một số giờ học, dự các hoạt động trong ngày; chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời.
Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác và thuần thục khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ.
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến (đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật tại cơ sở; khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức khác):
Những giải pháp mà bản thân thực hiện điều dựa vào tình hình cơ sở vật chất, khả năng tiếp thu của các cháu, sự đồng thuận phối hợp cùng giáo dục của các bậc phụ huynh tại đơn vị Trường MN Đại Hòa.
Sáng kiến này có khả năng áp dụng cho những đơn vị giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Đại Lộc và tỉnh Quảng Nam
5. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến này là:
*Đối với bản thân:
Trải qua thời gian thực hiện sáng kiến giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, bản thân tôi đã nắm được nội dung, phương pháp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Bản thân đã tạo được nền nếp về vệ sinh, sắp xếp đồ dùng, trang trí môi trường lớp học, làm đồ dùng đồ chơi để giáo dục trẻ.
Gương mẫu trong các hành vi, lời nói để trẻ noi theo.
*Đối với các cháu:
Đa số trẻ của lớp tôi đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, có sự phối hợp tốt với bạn trong hoạt động học và chơi; trẻ có hành vi văn minh trong ăn uống, biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, biết xin lối khi làm sai, đồng thời trẻ biết chia sẻ với bạn khi thấy bạn buồn; trẻ có được vốn kiến thức không đi theo người lạ mặt, không nhận quà từ người lạ đây là tiền đề để hình thành nhân cách cho trẻ trong tương lai.
*Đối với phụ huynh:
Các bậc phụ huynh đã nắm được một số kiến thức về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho con em mình.
Đa số phụ huynh đã gương mẫu trong cách giao tiếp, ứng xử
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (lợi ích kinh tế, xã hội so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó ; hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở hoặc số tiền làm lợi): Cô Phan Thị Phượng, giáo viên trường MN Đại Hòa đã áp dụng thử sáng kiến.
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận và đề nghị của
cơ quan, đơn vị tác giả công tác Đại Hòa, ngày 5 tháng 1 năm 2023 Người nộp đơn

Phan Thị Phượng

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.