BÁO CÁO SÁNG KIẾN- ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3- 4 TUỔI SỚM THÍCH NGHI VỚI TRƯỜNG LỚP MẦM NON- TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ LỆ- GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI HOÀ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: BGH trường mầm non Đại Hòa.
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1 Nguyễn Thị Lệ 06/09/1988 Trường MN Đại Hòa Giáo viên Đại học 100%
Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3- 4 TUỔI SỚM THÍCH NGHI VỚI TRƯỜNG LỚP MẦM NON.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Lệ
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trẻ Mẫu giáo 3 – 4 tuổi Trường Mầm non Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 11 tháng 9 năm 2023
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Đối với trẻ mầm non, việc chăm sóc, giáo dục trẻ ngay từ những ngày đầu đến trường, phải thật nhẹ nhàng, mang đến cho trẻ một tâm thế thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, trẻ phải thật yêu thích trường lớp thì việc chăm sóc giáo dục trẻ sẽ đạt được những thành công nhất định.
Là một giáo viên mầm non tôi được nhà trường phân công dạy độ tuổi 3- 4 tuổi, cái tuổi chập chững bước vào trường mầm non, cái tuổi mà nhiều trẻ nói chưa rõ, cái tuổi mà bé sống môi trường được bố mẹ và người thân trong gia đình yêu thương và bảo bọc. Làm sao trẻ chịu được khi trẻ phải rời xa bố mẹ, sống trong môi trường khác lạ. Để trẻ thích nghi với môi trường mới tôi luôn suy nghĩ và tìm tòi những biện pháp, những sáng kiến để tạo cho trẻ một môi trường thân thiện gần gũi giữa cô và trẻ, giữa bạn với trẻ, giữa trường lớp với trẻ và tôi đã thực hiện một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi) thích nghi với trường lớp mầm non.
Biện pháp 1: Cô giáo là người mẹ hiền của trẻ
Những ngày đầu tiên đến trường cô giáo phải là người mẹ thứ hai của trẻ.Những ngày đầu đi học trẻ thường ôm chặt ba mẹ không rời và nhìn xung quanh như dò xét.Nếu lúc này tôi đến ôm chầm và tách rời trẻ khỏi tay mẹ thì tôi nghĩ trẻ sẽ rất ghét cô giáo và sợ đi học.
Chính vì thế khi tiếp xúc lần đầu tiên với trẻ tôi chỉ chào hỏi và làm quen bằng các câu đơn giản: “Con tên gì?”. “Con mấy tuổi?”, “con có muốn vào chơi cùng cô và các bạn không?”…Sau đó trò chuyện với phụ huynh và đến từ từ vuốt ve trẻ, sau đó nắm tay nhẹ nhàng để trẻ thấy an lòng. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt trẻ là hình ảnh vô cùng quan trọng, ngay từ lúc mới bắt đầu đến lớp thì cô giáo phải giống như một người quen thuộc với trẻ chính vì vậy ngay lúc đó tôi đã đón trẻ và thể hiện những cử chỉ nhẹ nhàng, âu yếm, để trẻ đỡ sợ hãi khi lần đầu tiên gặp một người lạ như cô giáo.
Để trẻ thấy được cô là người quen thuộc như thế nào, bản thân tôi cũng đã cố gắng hết sức, nhẹ nhàng với trẻ trong mọi tình huống, thường xuyên quan tâm và trao đổi với phụ huynh về những điều trẻ thích, cũng như không thích, để trên lớp tôi có thể vận dụng những điều đó tạo cho trẻ cảm giác thoải mái hơn.
Biện pháp 2: Mỗi ngày đến trường là một niềm vui
Trong những ngày đầu bé mới đến trường, tôi nghĩ trường lớp phải thật đẹp, thật hấp dẫn và thu hút trẻ. Vì vậy để chuẩn bị đón trẻ, tôi cùng các cô trong lớp sắp xếp các góc chơi với đầy đủ các loại đồ chơi khác nhau. Nhất là các loại đồ chơi chuyển động( xe ô tô, máy bay nhiều loại…), tạo ra âm thanh (như con chút chít, kèn, xúc sắc…) đồ chơi phát triển trí tuệ (đồ chơi lắp ghép, xếp hình…) và một số thú bông, búp bê, các loại bóng. Đồ chơi phải đủ để mỗi cháu có ít nhất một món, không tranh dành nhau.
Biện pháp 3: Tận dụng môi trường thiên nhiên, đồ chơi ngoài sân trường
Tuy những ngày đầu tiên đi học trẻ khóc rất nhiều, thay vì cho trẻ ngồi trong
lớp và đóng cửa lại thì tôi lại cho trẻ ra ngoài sân hoạt động. Tuy những cháu khóc
thì vẫn không muốn hoạt động vui nhảy nhưng những cháu đã đi học rồi thì rất hứng thú tham gia các trò chơi do cô tổ chức, và chơi những đồ chơi ngoài trời….
Môi trường hoạt động của trẻ phải gần gũi và thu hút trẻ, bên cạnh đó môi
trường hoạt động của trẻ phải an toàn, đảm bảo tính thẫm mỹ và khoa học, khi trẻ
tiếp xúc với môi trường thoải mái thì trẻ cũng sẽ hứng thú , tham gia tích cực các
hoạt động, từ đó trẻ sẽ nhanh chóng thích nghi vơi trường lớp mà mình đang học. Biện pháp 4: Tạo cho trẻ niềm tin, trẻ luôn muốn được đến trường
Tuy là mới vào đầu năm học, nhưng thật may mắn vì tôi cũng đã có thời
gian đủ dài để có thể làm quen cũng như nắm bắt sơ lượt về tâm lí cũng như đặc
điểm phát triển của một số cháu học sinh cũ.
– Những bạn cũ là những nười bạn thân thiết nhất của trẻ , đối với những trẻ
đã được đi học trước thì trẻ thường mạnh dạn hơn, cũng như các thói quen nề nếp trẻ đều nắm được
– Nắm được đặc điểm tâm lý đó tôi bắt tay ngay vào việc sẽ cho các cháu cũ
ngồi gần những cháu mới, thật may mắn là các cháu lớp tôi rất ngoan, khi cô bảo
đứng dậy chào cô mà bạn mới không đứng là các cháu cũ nhắc ngay. Cũng như
trong các hoạt động hằng ngày , tôi thấy các cháu cũ cũng thường xuyên giúp đỡ
các cháu mới như cất cặp, cất dép, lấy sữa…
Biện pháp 5. Tạo sự gần gũi thân thiện giữa các bạn trong lớp
Một số ngày hội ngày lễ thường tổ chức ở trường cần tạo ra một quang cảnh vui tươi, phấn khởi, làm cho trẻ háo hức, vui sướng tham gia một cách hào hứng nhằm khuyến khích tính độc lập của trẻ và cũng là cơ hội để trẻ thể hiện điệu bộ, diễn xuất hết khả năng của mình khi tham gia.
Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh
Để cho các cháu được phát triển một cách tốt nhất thì không thể thiếu sự hợp
tác giữa cô giáo với phụ huynh giữa nhà trường với gia đình. Chính vì vậy việc trao đổi với phụ huynh là việc cần làm hằng ngày của các cô.
Đối với những trường hợp mà phụ huynh quan tâm thì việc trao đổi cũng
như kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo rất dẽ dàng, tôi có thể nắm được đặc điểm
tâm lý của trẻ thông qua bố mẹ trẻ, từ đó tôi lựa chọn các các phương pháp để giúp
trẻ làm quen tốt hơn và sớm hơn,đối với những phụ huynh mà họ chưa dành nhiều
thời gian quan tâm đến con em mình vì điều kiện kinh tế khó khăn hoặc vì hoàn
cảnh gia đình thì chính bản thân tôi cũng gặp khó khăn trong việc trao đổi. Trẻ vừa
khó thích nghi mà tôi lại khó có cách để dễ tiếp cận và nắm bắt dược tâm lý của
trẻ, tuy vậy nhưng tôi không hề bỏ cuộc, đối với những trường hợp này ngoài việc
ở trên lớp tôi thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, hỏi trẻ về cuộc sống và những
việc xảy ra ở nhà, thông qua đó tôi nắm được nhược điểm tâm tư nguyện vọng của
trẻ, từ đó động viên trẻ để trẻ sớm quên đi những chuyện không vui trong gia đình,
còn về phụ huynh , để hiểu được hoàn cảnh của họ tôi đã dành thời gian vào buổi chiều sau khi tan giờ làm để cùng trò chuyện trao đổi với họ, thật sự có nhiều gia
đình trẻ còn quá nghèo vì vậy mà khi nói chuyện trao đổi với tôi, nhiều bà mẹ đã
khóc, những giọt nước mắt của họ giúp tôi hiểu một phần nào khó khăn họ đã và
đang trải qua, không phải họ không quan tâm đến con, nhưng vì thời gian họ lo cho
việc kiếm tiền đôi khi đã làm họ quên mất việc phải quan tâm đến những đứa con
của họ, khi phụ huynh nói chuyện với tôi, tôi nhìn vào những đứa trẻ mà thấy
thương quá, mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau, đối với tôi bây giờ, chỉ có
tình yêu thương trẻ là điều tôi có thể làm được, để bố mẹ trẻ yên tâm đi làm, lo cho
kinh tế gia đình, suy nghĩ đó càng thôi thúc tôi, tôi sẽ không bỏ cuộc và tôi tin chắc
rằng trong một thời gian ngắn thôi, trẻ lớp tôi sẽ thích đi học và thích nghi với
trường lớp.
5. Kết quả nghiên cứu và hiệu quả mang lại:
– Qua 1 năm vận dụng các biện pháp đa số trẻ rất hứng thú, say mê tích cực, hứng thú đi học.
Tôi đã trải qua nhiều năm đón cháu mới, đã tạo sự tin tưởng cho rất nhiều Phụ huynh khi trao con trẻ cho tôi. Từ những trẻ cá biệt có thể xem là rất khó hòa nhập với môi trường mới tôi cũng đã dần dần tạo được sự thân thiện, gần gũi, hướng trẻ hòa nhập vào trường một cách tốt nhất. Tôi đã tạo được môi trường học thân thiện, cô giáo như người mẹ, người bạn đôi khi là người chị của trẻ và đã gặt hái được những thành công nhất định.
100% trẻ mạnh dạn, tự tin, 100% trẻ đi học không khóc nhè, nhõng nhẽo
Các cháu ở lớp tôi thường nhanh vào nề nếp, ít khóc, yêu thích đến trường. Các cháu ăn giỏi nói nhiều, hát múa giỏi, tự tin vào khả năng tự phục vụ rất cao. Lúc nào cũng gọi cô ơi một cách trìu mến, luôn kể cho tôi câu chuyện trẻ thấy, trẻ đã được làm, được đi những đâu, trẻ đã được làm, thỉnh thoảng trẻ ôm hôn tôi một cách trìu mến.
100% trẻ lớp tôi thích được đi học, 100% trẻ đã sớm thích nghi với trường lớp mầm non.
.
6. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
TTT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ
1
2
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận và đề nghị của
cơ quan, đơn vị tác giả công tác Đại Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2023
Người nộp đơn
NguyễnThị Lệ