Báo cáo sáng kiến- Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi- Tác gỉa: Nguyễn thị Hồng Châu- Giáo viên trường MN Đại Hòa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN.
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm Trường mầm non Đại Hòa
Tôi ghi tên dưới đây:
Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỉ lệ (%)đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến.
Nguyễn Thị Hồng Châu 23/07/1991 Trường Mầm non Đại Hòa Giáo viên Đại học SP Mầm non 100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:“ Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình cho trẻ 5 – 6 ”.
1. Chủ đầu tư áp dụng sáng kiến: Nguyễn Thị Hồng Châu
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 5/10/2022.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
– Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo nó giúp trẻ tìm hiểu thêm và khám phá một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, với mỗi trẻ em nói chung trẻ Mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh. Thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị lôi cuốn trước những cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bức tranh sống động. Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu của trẻ được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Chính vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ lứa tuổi mẫu giáo để ươm những tài năng nghệ thuật trong tương lai.
4.1.Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Để trẻ có thể mạnh dạn tự tin tạo ra những sản phẩm đẹp và mang tính sáng tạo. Nhận thức được nhiệm vụ và trách nhiệm to lớn ấy trong giai đoạn phát triển hiện nay tôi đã trải qua một quá trình nghiên cứu và tìm tòi tích cực học hỏi và vận dụng một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn tạo hình. Trong năm học 2022- 2023 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn của trường. Số lượng trẻ ra lớp là 30 học sinh.
* Thuận lợi:
– Luôn được sự chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đại Lộc, sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp.
– Theo quan điểm hiện nay thì hình thức tổ chức dạy học cho trẻ là thông qua các hoạt động tự nhiên của trẻ, đưa vào các chủ đề, thực hiện mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoạt động rất thuận tiện mà lại nhẹ nhàng, không gò bó đối với trẻ, lấy trẻ làm trung tâm…
– Trẻ tự tin, mạnh dạn, hồn nhiên đi học chuyên cần.
– Cơ sở vật chất, phòng học rộng rãi, thoáng mát, được trang trí phù hợp với từng chủ đề.
– Các góc trong lớp được bố trí phù hợp.
– Đồ dùng, đồ chơi được trang bị đầy đủ phục vụ cho các hoạt động.
* Khó khăn:
– Một vài trẻ chưa đi học lần nào, lần đầu tiên ra lớp nên bước đầu khó khăn trong việc thực hiện nề nếp học, và kỹ năng vẽ, tô màu… của trẻ còn hạn chế.
– Đặc biệt lớp tỉ lệ nam đông hơn nữ, đa phần các bạn nam rất hiếu động chưa tỉ mĩ trong việc học tạo hình, chưa biết gữ gìn và bảo quản sản phẩm làm ra
– Một vài cháu chưa được tiếp xúc với các ngyên vật liệu từ thiên nhiên hay các chế phẩm từ vật liệu nên còn e ngại rụt rè chưa tạo ra được các sản phẩm tạo hình đa nguyên vật liệu.
– Nhận thức của phụ huynh về môn học chưa thật sự là thiết yếu
4.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết:
Trong năm học 2022-2023 tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5 tuổi trong quá trình dạy trẻ tôi nhận thấy thời gian đầu năm học trẻ còn rụt rè, ngại giao tiếp, các cháu chưa có sự hứng thú tham gia vào các tiết học đặc biệt là môn tạo hình, số trẻ ở trong lớp còn chưa đồng đều chất lượng, một số cháu còn nhút nhát trong khi bày tỏ, thể hiện ý tưởng, tình cảm của mình.
Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn cho rằng việc cho trẻ đến trường chỉ là chơi chứ học vẫn chưa là thứ yếu.Đây là một trong những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện cần được giải quyết. Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình cho trẻ 5 – 6 ”.
4.3. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:
Trong quá trình thực hiện các giải pháp trên, tôi đã có được các điều kiện, phương tiện cần thiết sau:
– Nhà trường đã cung cấp đầy đủ các tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tạo hình nói chung.
– Đa số các cháu chăm ngoan, có tinh thần tích cực, tự giác trong các hoạt động.
– Đồ dùng nguyên vật liệu dể tìm, không tốn kinh phí.
4.4. Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Giáo dục hoạt động tạo hình giúp trẻ yêu cái đẹp, biết thể hiện cái đẹp với môi trường với thên nhiên và con người. Giúp trẻ tự tin trãi nghiệm óc sáng tạo, phát triển tốt năng khiếu thẩm mĩ.Công tác này đựơc triển khai đến các bậc phụ huynh, qua đó họ đã tự nguyện phối hợp cùng nhà trường trong việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình. Tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Lập kế hoạch soạn giảng “Hoạt động lấy trẻ làm trung tâm”.
Bám sát vào kế hoạch năm học của nhà trường, của tổ chuyên môn và tình hình thực tế về nhận thức của trẻ tôi lập kế soạn giảng theo chủ đề lớn, chủ đề nhánh. Lựa chọn và đan xen các bài trong một chủ đề có cả vẽ, nặn, cắt xé dán, in màu,.. để tạo hứng thú đồng thời rèn các kỹ năng và phát triển sự sáng tạo của trẻ. Trong quá trình soạn giảng luôn nắm chắc phương pháp soạn giảng theo phương pháp giáo dục mầm non dưới hình thức “Hoạt động lấy trẻ làm trung tâm”. Tổ chức cho trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học”.
Tôi thường xuyên coi trọng việc lấy trẻ làm trung tâm “Cô giáo là người gợi mở dẫn dắt trẻ vào thế giới đầy màu sắc của tạo hình”
Trong giờ học giáo viên giữ vai trò là người dẫn chương trình, luôn để trẻ tự thể hiện còn cô giáo là người động viên, khuyến khích trẻ thể hiện sáng tạo. Việc tổ chức các tiết học thông qua hình thức “Hội thi” ngoài động viên, khuyến khích trẻ còn có trao giải, có quà thưởng đã khiến cho trẻ hết sức hứng thú tham gia thực hiện được mục đích yêu cầu tiết học đề ra và đây cũng là hình thức thu hút, động viên trẻ tích cực học tập và sáng tạo hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó tôi luôn trú trọng đến nền nếp học tập của trẻ, nền nếp ở đây không phải là rèn trẻ nền nếp cô bảo trẻ ngồi đâu, ngồi chỗ nào mà là nền nếp học tập từ việc rèn kỹ năng quan sát,c ách di chuyển đội hình lấy đồ dùng, trẻ có thể ngồi theo tổ, theo nhóm.
Tôi xếp xen kẽ cháu mạnh dạn với cháu nhút nhát, cháu có kỹ năng tốt với cháu còn yếu kém. Chia tổ, đặt tên cho tổ và bầu ra tổ trưởng để quán xuyến nhắc nhở thành viên trong tổ của mình. Bên cạnh đó luôn khuyến khích động viên trẻ và gây sự hứng thú của trẻ trong tiết học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, rèn kỹ năng cầm bút, tô màu, nặn, vò, xé dán…và cách bốcục bức tranh cho trẻ, trong giờ học không nói chuyện, không nói leo, muốn nói phải giơ tay xin phép cô, rèn cho trẻ nói rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu….
Khi trẻ có nền nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật của mình.
Giáo viên khuyến khích trẻ tự lựa chọn các dụng cụ và các chất liệu để thể hiện sản phẩm theo ý của mình, khuyến khích trẻ thể hiện thêm các chi tiết và phối màu trang trí theo ý thích để tạo ra những sản phẩm tạo hình đa dạng.
Biện pháp 2: Tạo môi trường kích thích trẻ hứng thú hoạt động tạo hình và tích lũy kiến thức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Như chúng ta đã biết hoat động tạo hình của trẻ là một hoạt động nhận thức đặc biệt thông qua những hình tượng nghệ thuật được tạo nên và cảm nhận thẩm mỹ băng các phương tiện truyền cảm nhưng mang tính trực quan. Đặc điểm tư duy của trẻ ở giai đoạn này là tư duy trực quan hình tượng. Trẻ rất muốn được tiếp xúc sờ mó, được xem xét, khám phá, tìm tòi và nêu ý kiến cuả mình một cách tự nhiên về mọi cái mà trẻ phát hiện ra để rồi bộc lộ cảm xúc của mình đối với những đối tượng đó. Việc trang trí lớp học theo chủ đề đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định sự thành công của tiết học Tạo hình
*Ví dụ:
Với chủ điểm “Thế giới thực vật”. Tôi trang trí nhiều các hình ảnh các loài hoa, cây ăn quả và dưới mỗi hình ảnh có ghi các từ ghép tương ứng để từ đó trẻ nhớ lâu hơn các loài hoa, quả, cây…
Trong việc tạo môi trường kích thích trẻ hứng thú hoạt động tạo hình thì vấn đề xây dựng các góc đặc biệt là “Góc nghệ thuật” là một trong những công việc, và cũng là biện pháp hỗ trợ đắc lực trong việc tạo hứng thú cho trẻ với hoạt động tạo hình, vì khi trẻ được hoạt động ở góc nghệ thuật thì cảm giác như là một thế giới riêng ở đây trẻ được tự do bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, khi xung quanh trẻ đều là những bài vẽ, nặn, xé dán do chính tay mình và bạn làm ra với những nguyên liệu thiên nhiên, phế thải có sẵn như: hạt na, vỏ hến, vỏ hướng dương, xốp, len màu vụn, giấy màu vụn, để sẵn ở góc, trẻ rất thích thú và muốn mình sẽ tự tạo ra những sản phẩm nghệ thuật. Qua việc trang trí góc, tôi đã phát hiện ra trẻ rất thích đến xem, mong muốn được thể hiện ý tưởng của mình. Tuy nhiên tôi cũng phải cùng tham gia với trẻ để hướng dẫn gợi ý thêm cho trẻ những đối tượng mà lần đầu tiên trẻ mới được nhìn thấy.
Bên cạnh việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động tạo hình trong lớp thì môi trường ngoài lớp học cũng rất quan trọng đối với trẻ. Viêc tạo môi trường ngoài lớp học được tôi tiến hành dưới hình thức tổ chức cho trẻ như dạo chơi tham quan ngoài trời .
Cô cùng trẻ đi quan sát vườn rau
Việc tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời có chủ đích như: Quan sát trường mầm non, vườn rau, vườn hoa, cây trong vườn trường, được tôi tiến hành rất chu đáo . Cô hướng trẻ quan sát cẩn thận gọi tên cây, con, bộ phận …..Đàm thoại về đặc điểm của từng bộ phận như hình dáng, màu sắc,…Đây là việc làm hết sức quan trọng giúp cho trẻ có những vốn hiểu biết cũng như hình thành biểu tượng góp phần làm nên sự thành công của tiết dạy Tạo hình
Trẻ cùng cô quan sát hoa, cây trong vườn trường
Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đối tượng tạo hình tôi chỉ cho trẻ thấy được những nét đặc trưng nổi bật, những cái đẹp lý thú gần gũi trẻ. Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh tổng hợp tìm ra những đặc điểm riêng, chung của những đồ vật cùng nhóm, cùng loại. Từ đó giúp trẻ tìm ra phương thức thể hiện trong tình huống khác nhau.
Kết thúc những buổi thăm quan dạo chơi. Trong các tiết học cô hỏi trẻ để trẻ nêu lại đặc điểm hình dạng, màu sắc, những gì gợi cho trẻ ấn tượng nhất về con vật đó, cây đó, đồ vật đó,…
Với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thì các tiết học tạo hình theo đề tài, theo ý thích chiếm nhiều hơn so với các độ tuổi bé hơn vì vậy việc tăng cường việc cho trẻ thăm quan, dạo chơi và đặt các câu hỏi gợi ý giúp sẽ trẻ củng cố lại các biểu tượng mà trẻ đã được quan sát, được tri giác trước đó để áp dụng những kỹ năng trong hoạt động tạo hình để thực hiện tốt những yêu cầu của tiết học đề ra. Riêng đối với các giờ dạy theo mẫu điều tôi đặc biệt chú ý đến đó là vật mẫu và hướng dẫn mẫu. với vật mẫu, tôi luôn chú ý vật mẫu đẹp hấp dẫn trẻ có màu sắc tươi sáng, đường nét đơn giản phù hợp với tâm lý, nhận thức của trẻ kết hợp với cách làm mẫu cùng lời hướng dẫn ngắn gọn dễ hiểu để cho trẻ nắm được cách thức và trình tự thực hiện. Còn đối với giờ theo đề tài, theo ý thích chú ý không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm mẫu và càng ít sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm cách thể hiện một cách tối đa.
*Ví dụ: Tiết học: In hình lá cây. Cô cầm lá cây hỏi trẻ: Cô có gì đây? Chiếc lá này có đặc điểm gì? Muốn in hình lá cây này chúng ta sẽ phải làm như thế nào? (cho đại diện trẻ nêu cách làm và tự thực hiện trước cho cô giáo và các bạn quan sát), sau đó cô củng cố lại nhắc lại kỹ năng in mầu rồi cho trẻ cả lớp thực hiện
Biện pháp 3: Xây dựng các hình thức tổ chức tạo hình theo hướng tích hợp và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Bản thân luôn nghiên cứu công nghệ thông tin để đưa công nghệ thông tin vào trong bài dạy để giờ dạy thêm sinh động, gây hứng thú cho trẻ cho trẻ để giờ học đạt kết quả cao.Ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy
Trẻ 5 tuổi “Học mà chơi, chơi mà học” với phương pháp dạy trẻ theo chương trình mầm non mới như hiện nay thì việc day trẻ vẽ, nặn, xé dán, xếp hình… Theo chủ đề, chủ điểm, tích hợp các nội dung nhẹ nhàng, phù hợp với hoạt động gây ấn tượng cho trẻ khi hướng dẫn trẻ thực hiện một số hoạt động có chủ đích. Đòi hỏi người giáo viên cần phải tạo sự hứng thú, thu hút được sự hứng thú của trẻ thông qua việc sử dụng các bài hát, câu đố, các hiệu ứng trên máy tính.
*Ví dụ: Chủ đề Động vật.
Với bài “Vẽ những con vật nuôi trong gia đình ”
Vào bài cô cho trẻ hát bài: “ Gà trống , mèo con và cún con ”. Sau đó giới thiệu: Xin chào tất cả các bé đến với chương trình “Những con vật bé yêu ” ngày hôm nay. Về dự với chương trình ngày hôm nay còn có rất nhiều các con vật cùng về tham dự đấy. Chúng mình hãy lắng nghe tiếng kêu của con vật nào nhé!
Cô cho trẻ lắng nghe tiếng kêu của con vật đó sau khi trẻ đoán đúng tên con vật cô cho xem đoạn video clip có hình ảnh con vật nuôi trong gia đình được trình chiếu trên màn hình. Được quan sát những hình ảnh động của các con vật trên màn hình, Tôi thấy trẻ rất hứng thú và tôi có thể gợi ý hỏi trẻ: Đến với chương trình “Những con vật bé yêu” ngày hôm nay các bé sẽ vẽ về những con vật nào? Hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe! Lúc này hàng loạt ý kiến của trẻ được đưa ra.
Trong quá trình đàm thoại và gợi mở cho trẻ tôi có thể lồng ghép giáo dục trẻ biết yêu quý những con vật nuôi và giữ gìn môi trường luôn sạch sẽ. Sau đó tôi cho trẻ tự thể hiện ý tưởng, óc sáng tạo của mình.
Tôi đã lựa chọn những thử nghiệm đưa vào các chủ đề sao cho phù hợp.
Stt Chủ đề
Nội dung cho trẻ thử nghiệm
1 Động vật Thử nghiệm: “Tạo hình con vật từ lá cây”
– Trẻ biết chọn lá cây để tạo ra con vật
– Cho trẻ chọn và làm dưới nhều hình thức xé, cắt,…
2 Thực vật Thử nghiệm: “Tạo hoa bằng dấu vân tay”
– Cô cho trẻ in hình cánh hoa, lá hoa với nhiều kích thước
– Các loại màu khác nhau tạo ra nhiều loài hoa khác nhau
3 Gia đình Thử nghiệm: “Tạo ra đồ dùng gia đình”
– Trẻ tự tạo ra nguyên vật liệu từ bột mì, đất sét,… các nguyên vật liệu phế thải…
– Cho trẻ nói lên ý tưởng của mình
– Trẻ hợp tác nhóm và tạo ra nhiều sản phẩm
– Tuy nhiên để thực hành những thử nghiệm không nhất thiết phải ở trong lớp, phải trong giờ hoạt động học. Tùy vào từng thử nghiệm mà ta có thể thực hiện ở những không gian sao cho phù hợp.
* Trong giờ hoạt động học:
– Trong giờ hoạt động học đối với những bài tạo hình trong vở tập tạo hình
* Trong giờ hoạt động ngoài trời:
– Có những hoạt động tạo hình ở ngoài trời
Ví dụ như: “Làm bờm sư tử từ lá cây”.Nguyên vật liệu rất gần gũi nên chọn môi trường bên ngoài cho trẻ hoạt động, trẻ có thể tự mình nhặt các chiếc lá vàng rụng trên sân. Ngoài việc tạo ra sản phẩm thì chúng ta có thể giáo dục về môi trường cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình.
* Trong giờ hoạt động góc
– Cho trẻ thực hiện tạo với những nhóm chơi nhỏ như góc học nghệ thuật
– Góc xây dựng ( làm rau, quả, cây xanh từ đa nguyên vật liệu,…)
– Việc bố trí không gian và thời gian để thực hành sao cho phù hớp với trẻ và tình hình của lớp để đạt kết quả là rất quan trọng.
Biện pháp 4: Tổ chức nhận xét sản phẩm, dạy trẻ nhận xét tranh.
Qua quá trình nhận xét sản phẩm là rất quan trọng trong hoạt động tạo hình nó sẽ là niềm phấn khởi, hứng thú cho trẻ kiểm tra lại bài của mình sau một thời gian học tập cố gắng. Chính vì vậy trẻ mầm non nói chung và dạy trẻ 5- 6 tuổi nói riêng thì trẻ rất thích được khen, cho nên khi nhận xét sản phẩm hình thành cho trẻ giáo viên cần phải có nhiều hình thức nhận xét khác nhau để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.
Ví dụ: Khi treo tranh nhận xét sản phẩm tôi cho trẻ treo một cách tự nhiên trên giá, không áp dặt trẻ treo tranh ở trên hay dưới cho dù tranh của trẻ đó đẹp hay chưa đẹp để cho trẻ có một tâm lý thoải mái hứng thú vào phần quan sát, nhận xét sản phẩm.
Giáo viên nên cho trẻ tự nhận xét cái đẹp trong sản phẩm của mình và bạn cần tôn trọng ý kiến của trẻ. Sau khi cho trẻ nhận xét xong khi nhận xét sản phẩm tôi có thể giới thiệu thêm những hình ảnh và các chi tiết nổi bật do trẻ sáng tạo ra, mà các trẻ khác chưa phát hiện ra trong sản phẩm của bạn và khuyến khích các cháu hoàn thành nhiệm vụ, động viên những trẻ yếu.
Để bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ cần tăng cường những nội dung miêu tả mang tính trang trí: Dạy trẻ tích cực sử dụng các đường nét, các hình học, hình tự nhiên đơn giản để tạo các đường hoa văn, tập tạo nhịp khi xây dựng các bố cục trang trí theo hàng, đối xứng theo trục, đăng đối và không đối xứng.
Trong khi nhận xét sản phẩm, cần lưu ý khen động viên trẻ là chính, biết khơi gợi cảm xúc và ý tưởng của trẻ, không nên trách phạt hoặc phê bình
Biện pháp 5: Tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh:
– Xây dựng góc tuyên truyền với nội dung phong phú, hấp dẫn sự chú ý của phụ huynh.
– Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các cháu.
4.5.Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
– Trẻ mạnh dạn tự tin thể hiệ khả năng tạo hình của mình
– Qua các hoạt động, trẻ tự làm tăng thêm vốn kiến thức cho mình qua việc làm đồ dùng.
– Tạo cho trẻ môi trường hoạt động thảo mái, thân thiện biết hợp tác khi chơi
– Giáo dục trẻ có thái độ đúng với mọi người, với môi trường xung quanh nhất là những đồ dùng đồ chơi ở các góc
– Phụ huynh có sự quan tâm đến vấn đề học tập của con, đáp ứng những yêu cầu của giáo viên như tìm kiếm những đồ vật, dụng cụ đem tới trường cho trẻ thực hành. Phụ huynh có thêm những kiến thức để giải đáp thắc mắc cho trẻ thông qua góc tuyên truyền của lớp.
5. Những thông tin cần được bảo mật(nếu có): không
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua 1 năm áp dụng những biện pháp thu được những kết quả tích cực trên trẻ, tôi càng nỗ lực học hỏi, tìm hiểu và mong ứng dụng được nhiều hơn những hoạt động tạo hình trong công tác giảng dạy của mình. Chính vì vậy, mà tôi đã đưa ra “Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động tạo hình ở lớp mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi” đạt hiệu quả.
+ Đối với giáo viên:
– Kiến thức về hoạt động tạo hình được mở rộng.
– Bản thân sẽ phát huy hơn nữa các hoạt động tạo hình cho trẻ qua nhiều hình thức khác nhau
– Có thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học cũng như hoạt động vui chơi của trẻ.
– Có sự sáng tạo trong mỗi hoạt động, luôn có sự đổi mới trong phương pháp giáo dục trẻ
+Đối với trẻ:
– 100% trẻ luôn sẵn sàng, hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình
– 100% trẻ được mở rộng kiến thức, phát triển trí thông, óc sáng tạo của mình.
– 95% trẻ mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động.
– 95% trẻ ngày càng có kỹ năng tạo hình phát triển thẩm mĩ
– Tinh thần tập thể của trẻ cũng được nâng cao, biết đoàn kết quan tâm chia sẻ cùng nhau.
– Phát huy hết khả năng của từng trẻ qua hoạt động tạo hình
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
– Qua các hoạt động, trẻ tự làm tăng thêm vốn kiến thức cho mình qua việc làm đồ dùng.
– Hình thành ở trẻ những đức tính như cần cù, chăm lao động đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
– Giáo dục trẻ có thái độ đúng với mọi người, với môi trường xung quanh nhất là những đồ dùng đồ chơi ở các góc.:
– Bản thân tôi có thêm nhiều kiến thức về tạo hình để dạy cho trẻ và chia sẻ cho đồng nghiệp trong trường.
– Đồ dùng dạy trẻ phong phú, sáng tạo, hấp dẫn.
– Luôn tạo được môi trường cho trẻ hoạt động phong phú.
– Tạo cơ hội cho tất cả các trẻ được tham gia hoạt động.
– Chất lượng trên trẻ được nâng cao rõ rệt.
8. Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
TT Họ tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hổ trợ
1 Nguyễn Thị Hồng Châu 23/07/1991 Trường Mầm non Đại Hòa Giáo viên Đại học mầm non Tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi lớp lớn 3 trường Mầm non Đại Hòa thực hiện tốt hoạt động tạo hình”.
Với những kinh nghiệm của bản thân cùng với những hiệu quả thu được sau áp dụng, tôi mạnh dạn nêu ra sáng kiến của mình. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trình bày trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn! Đại Lộc, ngày tháng năm 2023
Xác nhận đề nghị của Người nộp đơn
cơ quan đơn vị tác giả công tác
Nguyễn Thị Hồng Châu